Log in to Facebook to start sharing and connecting with your friends, family and people you know.
Search

Sách Nguồn Cội không vượt qua được sự kiểm duyệt vì lý do "nhạy cảm"
Bạn đọc thân mến, mình rất buồn khi phải thông báo tới bạn đọc rằng sách Nguồn Cội đã không vượt qua được sự kiểm duyệt vì lý do "nhạy cảm"!
Tác phẩm Nguồn Cội đi rất sâu vào nghiên cứu nguồn gốc dân tộc, vượt qua tất cả những giới hạn về mặt chính trị, lãnh thổ hiện đại để đi tìm tới tận cùng của nguồn gốc người Việt. Nhưng cũng vì lý do đó, mà sách đã bị xem là "nhạy cảm", bởi động chạm tới anh bạn hàng xóm phương Bắc, và cũng vì vấn đề nguồn gốc dân tộc được liệt vào dạng "chủ đề nhạy cảm", không nhiều người dám động tới vấn đề này (chưa nói tới là dám nói lên sự thật) như tác giả đã làm.
Vì lý do đó, mà tác phẩm đã không vượt qua các vòng kiểm duyệt cuối, và tác giả cũng nhận được câu trả lời tương tự từ các nhà xuất bản khác. Do đó, dù admin vô cùng tâm huyết, thậm chí nỗ lực hết sức mình trong đợt Tết vừa rồi để tác phẩm trở nên thật hoàn hảo, các bước xuất bản cũng đã hoàn tất, chỉ chờ giấy phép để chuyển in, nhưng cuối cùng tác phẩm vẫn không thể ra đời. Thực sự là rất buồn,

ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC - phương châm này do một chí sĩ Trung Hoa, theo đạo Tin Lành, là TÔN DẬT TIÊN (Sun Yat-sen: 孫逸仙) khởi xướng!

ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC - phương châm này do một chí sĩ Trung Hoa, theo đạo Tin Lành, là TÔN DẬT TIÊN (Sun Yat-sen: 孫逸仙) khởi xướng! ... Cách đây mấy năm, trước khi bùng dịch bí hiểm, tôi có dịp đến...

ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC - phương châm này do một chí sĩ Trung Hoa, theo đạo Tin Lành, là TÔN DẬT TIÊN (Sun Yat-sen: 孫逸仙) khởi xướng!
... Cách đây mấy năm, trước khi bùng dịch bí hiểm, tôi có dịp đến thăm Khu lưu niệm chí sĩ Phan Bội Châu ở Nam Đàn xứ Nghệ. Tôi không khỏi cảm khái mà nhớ tới lúc còn sống (theo sử ghi lại) chí sĩ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng thuyết "Tam Dân" ( tam dân chủ nghĩa: 三民主義) của Tôn Dật Tiên.
Bậc chí sĩ họ Tôn, bên Trung Hoa tôn là "quốc phụ", là người lập nên Trung Hoa dân quốc (Republic of China) vào năm 1911-1912.
"ĐỘC LẬP / TỰ DO / HẠNH PHÚC" là do chính Tôn Dật Tiên khởi xướng vào đầu thế kỷ 20:
ĐỘC LẬP dân tộc (獨立 民 族)
TỰ DO dân quyền (自由 民權)
HẠNH PHÚC dân sanh (幸福 民生)
Công lao Tôn Dật Tiên lập nên nền cộng hòa lớn tới mức không chỉ Đài Loan (Trung Hoa dân quốc) mà cả chế độ Bắc Kinh của đảng CSTQ cũng ghi nhận (ghi hẳn vào trong Lời mở đầu của Hiến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).
Theo Peter Barry, việc Tôn Dật Tiên theo Cơ Đốc giáo ảnh hưởng

TÊN GỌI "SÀI GÒN" CÓ TRƯỚC 1 THẾ KỶ RƯỠI SO VỚI TÊN GỌI "HÀ NỘI"

Lóng rày trên mạng đồn rùm lên về việc sáp nhập, trong đó tên gọi SÀI GÒN sẽ trở lại trong định danh thành phố (?). Nhà nước chưa có thông báo chánh thức, thành thử không cần bàn về tin đồn này làm...

Lóng rày trên mạng đồn rùm lên về việc sáp nhập, trong đó tên gọi SÀI GÒN sẽ trở lại trong định danh thành phố (?). Nhà nước chưa có thông báo chánh thức, thành thử không cần bàn về tin đồn này làm chi!
Điều tôi mong muốn chia sẻ là hai chữ "SÀI GÒN" cho đến hiện nay vẫn sống trong ký ức biết bao thế hệ...
TÊN GỌI "SÀI GÒN" CÓ TRƯỚC 1 THẾ KỶ RƯỠI SO VỚI TÊN GỌI "HÀ NỘI"
/1/ Vào năm 1834, Hoàng đế Minh Mạng ban hành tên gọi "Hà Nội" (河內).
/2/ Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn có đoạn ghi chép như sau: “Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và Lũy Sài Gòn vào NĂM 1674”. Hai chữ 柴 棍 được dùng, để ghi cách gọi là: “SÀI GÒN”.
/3/ “SÀI” được viết: 柴. Ở đây, chữ Nôm được cấu tạo theo cách “đồng âm dị nghĩa”.
柴: âm Hán-Việt là “sài”, âm Nôm cũng đọc “sài” (đồng âm); nghĩa của “sài” (Hán-Việt) là củi khô, cành khô.
"GÒN” được viết: 棍 . Ở đây, chữ Nôm cấu tạo theo lối “dị âm dị nghĩa”.
棍: âm Hán-Việt là “côn”, nhưng âm Nôm đọc thành “GÒN” (dị âm); ng